Thiết kế và chế tạo SMS_Roon

Sơ đồ lớp tàu tuần dương lớp Roon

Roon được đặt hàng dưới cái tên tạm thời Ersatz Kaiser[Ghi chú 2] như là sự thay thế cho chiếc tàu frigate bọc sắtKaiser,[1] vốn được đổi tên thành Uranus và sử dụng như một tàu cảng.[2] Nó được đóng tại Xưởng tàu Đế chếKiel dưới số hiệu chế tạo 28.[1] Nó được đặt lườn vào năm 1902 và hạ thủy vào ngày 27 tháng 6 năm 1903. Công việc trang bị hoàn thiện bị kéo dài, nhưng cuối cùng cũng hoàn tất vào ngày 5 tháng 4 năm 1906, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Đức (Kaiserliche Marine) cùng ngày hôm đó.[3][Ghi chú 3][1] Nó đã làm tiêu tốn của Chính phủ Đế quốc Đức 15.345.000 Mác.[1]

Roon có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn 9.087 t (8.943 tấn Anh; 10.017 tấn thiếu) và lên đến 9.875 t (9.719 tấn Anh; 10.885 tấn thiếu) khi đầy tải; với một chiều dài 126,5 m (415 ft), mạn thuyền rộng 19,6 m (64 ft) và độ sâu của mớn nước là 7,43 m (24,4 ft) phía trước. Nó được vận hành bởi ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng, tạo một công suất tổng cộng 17.272 mã lực chỉ (12.880 kW)[Chuyển đổi: Tùy chọn không hợp lệ] và đạt đến tốc độ tối đa khi chạy thử máy là 20,4 kn (37,8 km/h; 23,5 mph). Nó chở theo cho đến 1.630 t (1.600 tấn Anh; 1.800 tấn thiếu) than, cho phép có tầm hoạt động tối đa 5.080 hải lý (9.410 km; 5.850 dặm)[Chuyển đổi: Tùy chọn không hợp lệ] khi di chuyển ở tốc độ đường trường 12 kn (22 km/h; 14 mph).[1]

Nó được trang bị bốn khẩu pháo 21 cm (8,3 in) SK L/40 bố trí trên hai tháp pháo nòng đôi, gồm một phía trước và một phía sau cấu trúc thượng tầng. Dàn pháo hạng hai bao gồm mười khẩu 15 cm (5,9 in) và mười bốn khẩu 8,8 cm (3,5 in); bốn ống phóng ngư lôi ngầm 45 cm (18 in) được phân bố gồm một trước mũi, một phía đuôi và một mỗi bên mạn.[1]